Nhà máy thủy điện sông Bạc
Project details
- By year: 2010
- By location: Miền Bắc
- By category: Hydropower plants
Nhà máy thủy điện Sông Bạc – Hà Giang Công trình hứa hẹn nhiều lợi ích Chính thức khởi công từ tháng 9/2010, công trình thủy điện Sông Bạc (trên địa bàn xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) đang dược chủ đầu tư là Công ty CP Thủy điện Sông Bạc và các nhà thầu thi công khẩn trương đẩy nhanh tiến độ để có thể hòa vào lưới điện quốc gia trong thời gian tới.
Theo hồ sơ thiết kế, dự án Thủy điện Sông Bạc được thiết kế công suất lắp máy 42MW với 2 tổ máy bao gồm các hạng mục chính là: Hồ chứa nước với diện tích 30,8ha, dung tích toàn bộ là 3.282m3, lưu lượng nước lớn nhất qua nhà máy là 28,76m3/s và cao trình đập là 268m… sản lượng điện trung bình hàng năm ước tính khoảng 166,19 triệu KWh.Công trình được bố trí tổng thể gồm tuyến áp lục và tuyến năng lượng kiểu đường dẫn, trong đó tuyến áp lục gồm đập dâng và đập tràn. Đập dâng được kết cấu bê tông trọng lực và đập tràn toàn tuyến có dạng mặt cắt với tổng chiều dài từ tuyến đập đến nhà máy dài 7km.
Lãnh đạo công ty CP Thủy điện Sông Bạc cho biết: Ngoài mục tiêu chính là xây dựng và kinh doanh sản xuất điện, với trách nhiệm của chủ đầu tư, trong suốt thời gian qua, công ty luôn chia sẻ những khó khăn của đồng bào các đân tộc trên địa bàn. Ngoài việc ủng hộ hàng chục triệu đồng cho Quỹ xóa đói giảm nghèo, các gia đình bị thiên tai, Quỹ an sinh xã hội, Quỹ khuyến học, xóa nhà tạm cho đồng bào nghèo…, công ty cũng đã làm mới cải tạo hệ thống đường giao thông của địa phương.
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp lưới điện cho quốc gia 166,19 triệu KWh/năm, không chỉ góp phần giải quyết một phần khó khăn do tình trạng thiếu điện gây ra mà còn góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và bảo vệ an ninh biên giới.
“Đây là dự án tương đối lớn của HÀ GIANG, hàng năm đóng góp thêm vào giá trị sản lượng công nghiệp của các tỉnh hàng trăm tỷ đồng, nộp 20-25 tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách địa phương. Khi có đầy đủ nguồn điện thì các nghành kinh tế khác của địa phương cũng phát triển theo như du lịch, khai thác khoáng sản nuôi trồng thủy sản, các khu dân cư, đô thị mới”, lãnh đạo công ty nhận định. Mặt khác, khi nhà máy thủy điện Sông Bạc hoàn thành tạo ra hồ chứa nước kết hợp với địa danh làng văn hóa du lịch cộng đồng My Bắc - xã Tân Bắc sẽ là địa điểm du lịch văn hóa sinh thái hấp dẫn.
Cùng với cơ sở hạ tầng được cải thiện, giao thương sẽ thuận lợi hơn, Dự án thủy điện Sông Bạc cũng kỳ vọng sẽ góp phần cải tạo khí hậu trong toàn khu vực, đảm bảo nguồn cung cấp nước sinh hoạt tốt hơn đồng thời giúp nhân dân trong vùng có điều kiện cải thiện cuộc sống, từng bước xóa nghèo và vươn lên làm giầu trên chính mảnh đất quê hương.
Lãnh đạo công ty CP Thủy điện Sông Bạc cho biết: Ngoài mục tiêu chính là xây dựng và kinh doanh sản xuất điện, với trách nhiệm của chủ đầu tư, trong suốt thời gian qua, công ty luôn chia sẻ những khó khăn của đồng bào các đân tộc trên địa bàn. Ngoài việc ủng hộ hàng chục triệu đồng cho Quỹ xóa đói giảm nghèo, các gia đình bị thiên tai, Quỹ an sinh xã hội, Quỹ khuyến học, xóa nhà tạm cho đồng bào nghèo…, công ty cũng đã làm mới cải tạo hệ thống đường giao thông của địa phương.
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp lưới điện cho quốc gia 166,19 triệu KWh/năm, không chỉ góp phần giải quyết một phần khó khăn do tình trạng thiếu điện gây ra mà còn góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và bảo vệ an ninh biên giới.
“Đây là dự án tương đối lớn của HÀ GIANG, hàng năm đóng góp thêm vào giá trị sản lượng công nghiệp của các tỉnh hàng trăm tỷ đồng, nộp 20-25 tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách địa phương. Khi có đầy đủ nguồn điện thì các nghành kinh tế khác của địa phương cũng phát triển theo như du lịch, khai thác khoáng sản nuôi trồng thủy sản, các khu dân cư, đô thị mới”, lãnh đạo công ty nhận định. Mặt khác, khi nhà máy thủy điện Sông Bạc hoàn thành tạo ra hồ chứa nước kết hợp với địa danh làng văn hóa du lịch cộng đồng My Bắc - xã Tân Bắc sẽ là địa điểm du lịch văn hóa sinh thái hấp dẫn.
Cùng với cơ sở hạ tầng được cải thiện, giao thương sẽ thuận lợi hơn, Dự án thủy điện Sông Bạc cũng kỳ vọng sẽ góp phần cải tạo khí hậu trong toàn khu vực, đảm bảo nguồn cung cấp nước sinh hoạt tốt hơn đồng thời giúp nhân dân trong vùng có điều kiện cải thiện cuộc sống, từng bước xóa nghèo và vươn lên làm giầu trên chính mảnh đất quê hương.