13/01/2019 | Tin thị trường

Nâng cao năng suất lao động, cơ giới hóa tự động hóa, nâng cao hiệu quả quản lý trên công trình xây dựng (BIM) thông qua kinh nghiệm của Singapore

Đối mặt trước việc ngày càng khan hiếm nguồn nhân lực tay nghề cao, năng suất lao động và tính kỷ luật thấp của công nhân trong ngành xây dựng Việt Nam. Ngoài ra, đơn giá nhân công liên tục gia tăng trong những năm gần đây lên đến >300.000 VNĐ/công lao động. Vì vậy, việc nâng cao năng suất lao động, cơ giới hóa và tự động hóa, đưa công nghệ thông tin (BIM) vào công tác thiết kế và quản lý là một nhu cầu cấp bách của ngành xây dựng Việt nam hiện nay. Thông qua việc học tập những kinh nghiệm của Singapore để rút ra những bài học về công tác quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động, cơ giới hóa, tự động hóa, đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý trong xây dựng đóng một vai trò hết sức quan trọng.
KINH NGHIỆM CỦA CỤC QUẢN LÝ XÂY DỰNG CỦA SINGAPORE  (BUILDING CONSTRUCTION AUTHORITY) BCA TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG, CƠ GIỚI HÓA VÀ TỰ ĐỘNG HÓA, ĐƯA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG (BIM)

Năm 2010, đứng trước việc gia tăng lao động nhập cư từ Ấn Độ, Bang lades, Indonesiavào ngành xây dựngSingapore, đã gây ra nhiều vụ bạo động lớn nhỏ cũng như tạo sự phản ứng của người dân Singapore đối với Chính phủ. Nhằm hạn chế lao động nhập cư, Chính phủ đã đề ra chỉ tiêu tăng năng suất lao động hàng năm từ 2-3% cho các ngành công nghiệp thông qua quỹ “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia S$ 1 tỷ Sing Đô la (17 nghìn tỷ VNĐ)”. Cho 12 chuyên ngành trong đó ưu tiên S$ 250 triệu Sing đô la (tương đương 4 nghìn tỷ VNĐ) cho quỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất lao động cho ngành Xây dựng - Construction Productivity and Capacity Fund (CPCF)” phục vụ cho ba mục tiêu chính:
  • Phát triển nguồn nhân lực (nâng cao tay nghề thông qua đào tạo)
  • Cơ giới hóa, tự động hóa và áp dụng những công nghệ mới nhất của thế giới cho ngành xây dựng(chế tạo và nhập khẩu các loại máy móc, giảm thiểu lao động thủ công)
  • Đưa công nghệ thông tin trong công tác quản lý xây dựng (BIM)
  • Luật Xây dựng sửa đổi bắt đầu có hiệu từ ngày 1/11/2014 chính phủ Singapore đã yêu cầu phải thiết kế chi tiết 80% cấu kiện bê tông đúc sẵn (PC) và đưa khu vệ sinh được chế tạo sẵn đủ điều kiện tiêu chuẩn về chất lượng mới được cấp giấy phép xây dựng.
1

1. Kế hoạch hành động BCA:

BCA đã triển khai kế hoạch hành động thiết kế mô hình tổ chức, khuôn khổ pháp lý để quản lý các trung tâm dịch vụ lao động có ảnh hưởng tới năng suất lao động và chất lượng công trình. Thành lập Trung tâm xúc tiến nâng cao năng suất lao động của ngành xây dựng(BCA Academy). Với đội ngũ tình nguyện viên về quản lý tài chính để hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ quỹ (CPCF) để đầu tư vào công tác huấn luyện đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, đào tạo công tác quản lý, tư vấn thiết kế và xây dựng (BIM), mua máy móc thiết bị nhằm cơ giới hóa và tự động hóa để giảm thiểu lực lượng lao động trên công trường.

2. Xuất bản tạp chí Build Smart (Xây dựng thông minh):

Để giúp đỡ các doanh nghiệp trong nghành XD tiếp cận được những thông tin cập nhật về công nghệ xây dựng của thế giới cũng như tiếp cận được nguồn vốn vay, quỹ hỗ trợ từ chính phủ. BCA đã xuất bản tạp chí “Xây dựng thông minh – Build Smart” thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng hàng đầu thế giới, những kinh nghiệm thực tế tốt nhất, những công nghệ về xây dựng mới nhất có thể được tiếp cận nhanh nhất. Nhằm bùng nổ năng suất lao động trên toàn chuỗi giá trị của ngành xây dựng.

3. Tổ chức các đoàn tham quan học tập kinh nghiệm tại các nước phát triển nhất về công nghệ xây dựng đặc biệt như như Nhật Bản.

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của các doanh nghiệp Singapore, chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia về Giáo dục thường xuyên và Nâng cao năng suất lao động  (NPCEC), do Phó Thủ tướng Teo Chee Hean làm Chủ tịch và thiết lập mục tiêu nâng cao năng suất lao động tăng trưởng hàng năm từ  2%-3% cho tới thập niên tiếp theo.

1

Đối với ngành xây dựng, việc học tập kinh nghiệp các quốc gia có ngành xây dựng phát triển hàng đầu trên thế giới là một ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao năng lực của ngành xây dựng. Nhật Bản là lựa chọn đầu tiên cho chuyến tham quan học tập này.

Chuyến tham quan có ý nghĩa sâu sắc và sáng suốt nhất do Bộ trưởng cao cấp về Giáo dục và Phát triển Quốc gia Ms. Grace Fu dẫn đầu cùng với 23 thành viên,phần lớn là lãnh đạo chủ chốt của các Nhà thầu XD của Singapore. Trong quá trình tham quan và làm việc với Bộ Quản lý đất đai, Hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch (MLIT). Ngoài ra tham quan các tập đoàn xây dựng lớn như Shimizu Corporation, Kajima Corporation và Obayashi Corporation, Takanaka Corporation, Taisei Corporation. Những doanh nghiệp lớn này chiếm 30% tổng sản lượng của toàn nghành Xây Dựng Nhật Bản. Ngoài ra còn thăm Viện Công nghệ Shimizu và tham quan các dự án đã và đang xây dựng như:
  • Khu nhà ở chung cư của viên chức nhà nước Shinonome  (Shimizu Corp.)
  • Tháp văn phòng Akasaka K Tower – Office        Building (Kajima Corp.)
  • Atlas Tower – Chung cư cao cấp (Kajima Corp.)
  • Skytree Tower – Tháp truyền        

4. Học tập được gì từ kinh nghiệm của Nhật bản?

Do chính sách hạn chế lao động nhập cư của Nhật Bản, cho nên phần lớn nhân công là người địa phương. Đơn giá nhân công cao thường chiếm 20 – 25% giá trị trên tổng chi phí xây dựng. Qua quan sát thực tế, các nhà thầu xây dựng Nhật Bản khá cởi mở, họ tìm mọi biện pháp để nâng cao năng suất lao động tại hiện trường nhằm mục đích giảm giá thành công trình bằng cách áp dụng các công nghệ xây dựng mới. Ngoài ra họ thường xuyên đưa ra các giải pháp kỹ thuật để điều chỉnh thiết kế tại hiện trường, gia tăng cấu kiện bê tông đúc sẵn lắp ghép thay thế cho bê tông toàn khối tại chỗ để giảm số lượng công nhân xây dựng.
  • DESIGN & BUILD” “Thiết kế & Xây dựng” là mô hình được áp dụng rộng rãi ở Nhật Bản. Mô hình này có tác dụng cập nhật các công nghệ XD mới, do có sự xuyên suốt từ khâu thiết kế đến thi công kể từ khi bắt đầu hình thành dự án, vì thế đã tạo thuận lợi cho công tác triển khai thi công được dễ dàng. Giảm thiểu các sai sót lãng phí, tăng năng suất lao động, đem lại hiệu quả kinh tế cho toàn bộ dự án
  • Các nhà thầu xây dựng Nhật Bản luôn nhấn mạnh đến công tác lập kế hoạch triển khai dự án như: Công tác tổ chức mặt bằng thi công, Lập tiến độ thi công, Chú trọng công tác vệ sinh công nghiệp và ATLĐ một cách chuyên nghiệp nhằm giảm thiều rủi ro cho công nhân lao động. Cũng như ứng dụng công nghệ thông tin IT trong công tác quản lý dự án nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao.
3Sử dụng cầu thang thép chế tạo sẵn, tăng tốc độ thi công xây dựng.

Precast Concrete (PC) Công nghiệp bê tông đúc sẵn ở Nhật Bản đạt được thành tựu ở mức độ cao nhất, công tác chuẩn bị và công tác lắp dựng một cách hoàn hảo và an toàn. Việc ứng dụng PC (bê tông đúc sẵn) là điều kiện bắt buộc ở các công trình xây dựng ở các thành phố lớn.

Công nghiệp xây dựng khô (Dry Construction) như sử dụng vách nhẹ như vách thạch cao chống cháy khung thép nhẹ, vách thạch cao chịu nước hay tấm tường đúc sẵn  thay thế tường gạch được áp dụng rộng rãi trên các công trình xây dựng. Kết quả là công trình xây dựng luôn luôn sạch sẽ và ngăn nắp…

Kinh nghiệm rút ra từ chuyến tham quan Nhật Bản như sau:

  • Ngành XD Nhật Bản đạt được các thành tựu cao trong lĩnh vực bê tông đúc sẵn Precats Concrte (PC), thông qua việc sử dụng PC họ có điều kiện cải tiến trong công tác thiết kế về quy chuẩn hóa cấu kiện đúc sẵn và đồng bộ hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhằm nâng cao chất lượng, tăng năng suất lao động và giảm giá thành sản phẩm.
  • Xây dựng khô (Dry Construction) sử dụng vách bê tông nhẹ (vách thạch cao chịu nước), tấm Acotec, sàn nhẹ khác cost và khu vệ sinh chế tạo sẵn tại nhà máy được lắp ghép tại hiện
                  

CHẾ TẠO KHU VỆ SINH TẠI XƯỞNG SẢN XUẤT
Bước 1: Chuẩn bị ván khuôn cốp pha định hình, đổ bê tông khu WC
Bước 2: Chống thấm, và test khả năng chống thấm
Bước 3: Sơn epoxy giả đá bề mặt sàn và lắp thiết bị M&E trước khi chuyển ra lắp dựng tại công trình.
-         Shimizu đã phát triển hệ thống chế tạo thiết bị M&E lắp sẵn trên  sàn cho khu văn phòng trước khi được lắp đặt vào vị trí tại hiện trường.
-         Thiết kế bố trí mặt bằng sàn đơn giản, tối giản độ phức tạp nhằm nâng cao năng suất lao động (VD: Văn phòng open không vách ngăn kín, chỉ dùng vách lửng phân chia khu vực…)
  • Chú trọng việc quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng và thiết kế chi tiết tổng tiến độ thi công nhằm giảm thiểu việc di chuyển lặp lại, làm sai sửa lại.
  • Dùng 3D, 4D cho việc quy hoạch và thiết kế xây dựng để kiểm tra xung đột trong quá trình thiết kế, tránh được sai sót trong thi công giảm lãng phí tiêu hao vật tư tại hiện trường.
  • Hầu hết các nhà thầu phụ hoạt động độc lập, do nắm rõ được yêu cầu và tiến độ của công việc một cách chuyên nghiệp, giảm việc quản lý của nhà thầu chính.
  • Tập trung công tác thiết kế nhằm nâng cao hiệu quả của vòng đời của dự án.
  • Bảo đảm hiệu quả trong việc triển khai lực lượng lao động một cách tối đa trên công trường cũng như việc luôn đào tạo ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới trên hiện trường.
  • Lựa chọn thay đổi công nghệ xây dựng khô (construction dry wall) như vách nhẹ Acotec, vách thạch cao chịu nước… thay thế xây gạch + trát (Wet Construction – xây dựng ướt) giảm tiêu hao vật tư gia tăng hiệu quả kinh tế trên tổng thể dự án.
  • Duy trì sự liên kết chặt chẽ với các nhà thầu phụ để đảm bảo chất lượng công trình. Bằng việc liên quan đến công tác bảo hành bảo trì, cũng như thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa chủ đầu tư và nhà thầu chính nhằm nâng cao năng suất lao động trong mọi công việc khác nhau.
  • Dự án Design & Build cho phép nhà thầu tiếp cận dự án từ lúc khởi tạo dự án làm cải thiện chất lượng của dự án trong quá trình triển khai thi công. Tránh được những sai sót, không khả thi trong thiết kế ảnh hướng đến chất lượng và tiến độ của dự án. Ngoài ra, làm giảm đáng kể chi phí ngân sách xây dựng dự án từ 20 – 30% tổng chi phí xây dựng.
  • Sự kết hợp chặt chẽ đặc biệt trong thiết kế đã làm giảm thời gian thực hiện dự án.
  • Khoán sản phẩm, thủ tục thanh toán dễ dàng thuận tiện đã tạo động lực cho công nhân nhằm tăng năng suất lao động.
  • Tuyển dụng lâu dài công nhân tay nghề cao dùng để sử dụng các dự án trong tương lai.


Kết luận: Trên đây là một số những kinh nghiệm ban đầu của BCA (Cục Quản lý xây dựng – Trực thuộc Bộ Phát triển của Singapore). Trong công tác quản lý ngành xây dựng cũng như việc chú trọng việc Nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu lực lượng công nhân xây dựng trên hiện trường. Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm giá thành và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên các công trình xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Nguồn tin: Singapore Building Construction Authority BCA (tương đương BXD Việt nam)

Tin tức khác?

Xây dựng hệ thống thông tin bất động sản
13/01/2019

Xây dựng hệ thống thông tin bất động sản

Một trong những điểm yếu của thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam là thông tin...

Nhà cho người thu nhập thấp: cầu nhiều, cung ít
13/01/2019

Nhà cho người thu nhập thấp: cầu nhiều, cung ít

Nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp rất lớn nhưng thị trường thường chỉ cung...

Hạn chế tranh chấp diện tích chung tại chung cư
13/01/2019

Hạn chế tranh chấp diện tích chung tại chung cư

Để tránh tranh chấp trong quá trình sử dụng, hợp đồng mua bán căn hộ chung cư...

Mỹ khởi động kế hoạch cứu địa ốc
13/01/2019

Mỹ khởi động kế hoạch cứu địa ốc

Một loạt kế hoạch cứu thị trường địa ốc Mỹ vừa được công bố, trong đó, mở rộng...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây