13/01/2019 | Tin thị trường
Nhà cho người thu nhập thấp: cầu nhiều, cung ít
Nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp rất lớn nhưng thị trường thường chỉ cung ứng những sản phẩm giá cao. Hệ quả là hiện nay nhà ở cao cấp thì thừa những những người thu nhập trung bình có nhu cầu nhưng không mua được nhà vẫn rất lớn
Theo số liệu thống kê từ đề án “Chính sách nhà ở đối với cán bộ công chức” năm 2008 của Ban tổ chức Trung ương Đảng, hiện nay cả nước có gần 2 triệu cán bộ, công chức, viên chức. Một phần ba trong số đó vẫn chưa có chỗ ở ổn định. Chỗ ở của những người này thường chật hẹp, giao thông khó khăn, điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém.
Trong số 700.000 lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, chỉ có 5-7% được ở trong các khu nhà ở xã hội. 90% còn lại phải tự thuê nhà trọ bên ngoài. Trên 30% các hộ gia đình có diện tích nhà ở dưới 36m2, chỉ có 25% hộ gia đình có nhà ở kiên cố, và 19% sống trong những căn nhà tạm bợ.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP.HCM, sinh viên các trường đại học và cao đẳng tại phía Nam đang cần khoảng 60 – 70.000 chỗ ở. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có khoảng 1.000 sinh viên được ở trong các khu nhà ở xã hội. Số còn lại cũng phải tự thuê ở nhà dân.
Nguyên nhân chính của việc thiếu nhà ở xã hội là đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn. Tuy nhiên DN phải vay với lãi suất cao nhưng lợi nhuận lại rất thấp, thời gian thu hồi vốn dài. Thêm vào đó, dù Nhà nước đã có quy định cụ thể về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội nhưng việc xây dựng ở các địa phương triển khai còn rất chậm.
Định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 của Chính phủ là phải phát triển đa dạng các loại nhà để phù hợp với các thành phần. Tuy nhiên, thời gian qua, các DN chỉ mới tập trung xây dựng loại nhà cao cấp.
Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, việc quy định chiều cao và diện tích nhà ở xã hội chưa hợp lí. Với quy định diện tích tối thiểu của loại này là 30m2 và tối đa là 60m2, trường hợp những gia đình nghèo đông người thì không thể chứa hết. Ông đề nghị, nên để DN có thể xây theo khả năng và nhu cầu của người mua.
Trước đó, Bộ Xây dựng cũng đã duyệt thí điểm cho một dự án về nhà ở xã hội của Công ty Đất Lành với mỗi căn hộ có diện tích từ 30 – 40m2. Ông Nguyễn Văn Đực – Giám đốc Công ty Đất Lành, mong muốn trong tương lai sẽ có loại căn hộ có diện tích nhỏ khoảng 20m2, phục vụ cho một số lượng đông giới trẻ mới lập nghiệp.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, để nhà ở xã hội phát triển bền vững, không thể xây dựng các căn nhà có diện tích nhỏ, vì sẽ giống như những “khu nhà ổ chuột trên cao”.
Thời điểm hiện tại, những nhà ở giá rẻ, có giá khoảng trên dưới 500 triệu đồng hoặc những thửa đất giá từ 5-10 triệu/m2 đang được giới đầu tư chú ý. Địa bàn của các BĐS này nằm tại các quận, huyện vùng ven như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Tây Hồ, Từ Liêm, Thanh Trì (Hà Nội), hay Tân Phú, Gò Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, quận 7, 9, 12 (TP.HCM).
Tiến sĩ Trần Kim Chung – Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương – nhận định: Nhà giá thấp là hướng đầu tư tốt nhất trong thời điểm hiện tại. Loại hình này ít rủi ro, tính thanh khoản cũng tốt nhất so với các lĩnh vực khác như vàng, chứng khoán…
Tiến sĩ Chung đánh giá, sự sôi động có thể coi là xu hướng đảo chiều mới có tính ngắn hạn và trung hạn diễn ra theo chiều hướng tốt với phân khúc thị trường này. Đây có thể là yếu tố kích thích sự sôi động trở lại của thị trường BĐS sắp tới.
Ông Lê Hoàng Châu cũng cho rằng, thị trường BĐS TP.HCM đang có dấu hiệu tăng nhờ “3 giảm”: giá, giao dịch và sức mua. “Các nhà đầu tư nên đầu tư vào phân khúc thị trường nhà giá thấp là có tính khả thi nhất hiện nay” – Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, nói.
Ngoài các giải pháp như tạo quỹ đất, ưu đãi về thuế, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho DN và người dân tiếp cận nguồn vốn,… việc cải cách thủ tục hành chính được nhiều người quan tâm. Ông Đực so sánh: “Cải cách hành chính còn tốt hơn kích cầu gấp nhiều lần”.
Để chính sách nhà ở xã hội sớm đi vào cuộc sống, các đại biểu cho rằng cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức tài chính, tín dụng, và DN BĐS. Và, trong công tác quản lý nhà nước, cần có một “nhạc trưởng” có tầm và có tâm.
Trong số 700.000 lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, chỉ có 5-7% được ở trong các khu nhà ở xã hội. 90% còn lại phải tự thuê nhà trọ bên ngoài. Trên 30% các hộ gia đình có diện tích nhà ở dưới 36m2, chỉ có 25% hộ gia đình có nhà ở kiên cố, và 19% sống trong những căn nhà tạm bợ.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP.HCM, sinh viên các trường đại học và cao đẳng tại phía Nam đang cần khoảng 60 – 70.000 chỗ ở. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có khoảng 1.000 sinh viên được ở trong các khu nhà ở xã hội. Số còn lại cũng phải tự thuê ở nhà dân.
Nguyên nhân chính của việc thiếu nhà ở xã hội là đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn. Tuy nhiên DN phải vay với lãi suất cao nhưng lợi nhuận lại rất thấp, thời gian thu hồi vốn dài. Thêm vào đó, dù Nhà nước đã có quy định cụ thể về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội nhưng việc xây dựng ở các địa phương triển khai còn rất chậm.
Nhà diện tích bao nhiêu thì vừa?
Định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 của Chính phủ là phải phát triển đa dạng các loại nhà để phù hợp với các thành phần. Tuy nhiên, thời gian qua, các DN chỉ mới tập trung xây dựng loại nhà cao cấp.
Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, việc quy định chiều cao và diện tích nhà ở xã hội chưa hợp lí. Với quy định diện tích tối thiểu của loại này là 30m2 và tối đa là 60m2, trường hợp những gia đình nghèo đông người thì không thể chứa hết. Ông đề nghị, nên để DN có thể xây theo khả năng và nhu cầu của người mua.
Trước đó, Bộ Xây dựng cũng đã duyệt thí điểm cho một dự án về nhà ở xã hội của Công ty Đất Lành với mỗi căn hộ có diện tích từ 30 – 40m2. Ông Nguyễn Văn Đực – Giám đốc Công ty Đất Lành, mong muốn trong tương lai sẽ có loại căn hộ có diện tích nhỏ khoảng 20m2, phục vụ cho một số lượng đông giới trẻ mới lập nghiệp.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, để nhà ở xã hội phát triển bền vững, không thể xây dựng các căn nhà có diện tích nhỏ, vì sẽ giống như những “khu nhà ổ chuột trên cao”.
Thời điểm hiện tại, những nhà ở giá rẻ, có giá khoảng trên dưới 500 triệu đồng hoặc những thửa đất giá từ 5-10 triệu/m2 đang được giới đầu tư chú ý. Địa bàn của các BĐS này nằm tại các quận, huyện vùng ven như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Tây Hồ, Từ Liêm, Thanh Trì (Hà Nội), hay Tân Phú, Gò Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, quận 7, 9, 12 (TP.HCM).
Tín hiệu từ thị trường
Tiến sĩ Trần Kim Chung – Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương – nhận định: Nhà giá thấp là hướng đầu tư tốt nhất trong thời điểm hiện tại. Loại hình này ít rủi ro, tính thanh khoản cũng tốt nhất so với các lĩnh vực khác như vàng, chứng khoán…
Tiến sĩ Chung đánh giá, sự sôi động có thể coi là xu hướng đảo chiều mới có tính ngắn hạn và trung hạn diễn ra theo chiều hướng tốt với phân khúc thị trường này. Đây có thể là yếu tố kích thích sự sôi động trở lại của thị trường BĐS sắp tới.
Ông Lê Hoàng Châu cũng cho rằng, thị trường BĐS TP.HCM đang có dấu hiệu tăng nhờ “3 giảm”: giá, giao dịch và sức mua. “Các nhà đầu tư nên đầu tư vào phân khúc thị trường nhà giá thấp là có tính khả thi nhất hiện nay” – Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, nói.
Ngoài các giải pháp như tạo quỹ đất, ưu đãi về thuế, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho DN và người dân tiếp cận nguồn vốn,… việc cải cách thủ tục hành chính được nhiều người quan tâm. Ông Đực so sánh: “Cải cách hành chính còn tốt hơn kích cầu gấp nhiều lần”.
Để chính sách nhà ở xã hội sớm đi vào cuộc sống, các đại biểu cho rằng cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức tài chính, tín dụng, và DN BĐS. Và, trong công tác quản lý nhà nước, cần có một “nhạc trưởng” có tầm và có tâm.
Tin tức khác?
13/01/2019
Nâng cao năng suất lao động, cơ giới hóa tự động hóa, nâng cao hiệu quả quản lý trên công trình xây dựng (BIM) thông qua kinh nghiệm của Singapore
Đối mặt trước việc ngày càng khan hiếm nguồn nhân lực tay nghề cao, năng suất...
13/01/2019
Xây dựng hệ thống thông tin bất động sản
Một trong những điểm yếu của thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam là thông tin...
13/01/2019
Hạn chế tranh chấp diện tích chung tại chung cư
Để tránh tranh chấp trong quá trình sử dụng, hợp đồng mua bán căn hộ chung cư...
13/01/2019
Mỹ khởi động kế hoạch cứu địa ốc
Một loạt kế hoạch cứu thị trường địa ốc Mỹ vừa được công bố, trong đó, mở rộng...